Bộ môn Kỹ thuật Điện
Giới thiệu Bộ môn Kỹ thuật Điện - Điện tử
GIỚI THIỆU BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN
1. Giới thiệu chung:
Bộ môn Kỹ thuật Điện được thành lập trên cơ sở ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử theo quyết định số 445/QĐ-ĐHH-TCNS ngày 09/3/2012 của Giám đốc Đại học Huế có nhiệm vụ đảm trách giảng dạy, quản lý sinh viên hệ chính quy bậc đại học chuyên ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử. Đến nay, đội ngũ cán bộ của bộ môn có 11 giảng viên trong đó có 3 Tiến sĩ, 1 NCS, 6 Thạc sĩ và 1 cán bộ đang học Cao học.
Về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu: hệ thống phòng học, thư viện, văn phòng bộ môn, phòng thí nghiệm hiện đại đáp ứng đầy đủ cho các bậc đào tạo Đại học hệ chính qui, sau Đại học và các bậc học khác thuộc chuyên ngành Điện, điện tử, tự động hóa và điều khiển, Cơ điện tử,…
2. Đội ngũ cán bộ giảng viên:
Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao, tốt nghiệp từ các trường uy tín trong và ngoài nước gồm 6 giảng viên trong đó có 13 Tiến sĩ, 5 Thạc sĩ với các chuyên ngành đào tạo:
STT |
Giảng viên cơ hữu |
Chuyên ngành sau ĐH |
Liên hệ |
1 |
ThS. Phan Thị Hồng Phượng |
Mạng và Hệ thống điện |
0949.778.345 |
2 |
TS. Nguyễn Trùng Dương |
Công nghệ vật liệu mới |
0914.612.797 |
3 |
ThS. Hồ Sỹ Cảnh |
Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa |
0913.456.604 |
4 |
ThS. Phan Linh Tiên |
Công nghệ Nhiệt điện lạnh |
0935.548.995 |
5 |
ThS. Lê Thị Hạnh |
Phương pháp giảng dạy Vật lý |
0905.810.444 |
6 |
ThS. Lê Vĩnh Thắng |
Kỹ thuật Điện |
0942.473.555 |
3. Mục tiêu
Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điện - điện tử nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về kỹ thuật điện – điện tử. Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức liên quan đến Điện, điện tử và điện từ như Mạch điện, Máy điện, Thiết bị điện - điện tử, ứng kỹ thuật máy tính, điện tử công suất;
Mục tiêu cụ thể: Kỹ sư Điện – Điện tử được trang bị các kiến thức cơ bản về Toán, Vật lý, Hóa học, các kiến thức cơ sở về Điện, điện từ, điện tử … và các kiến thức chuyên ngành như Thiết bị điện, điện tử, hệ thống điện, hệ thống tự động và điều khiển, năng lượng tiết kiệm, kỹ thuật chiếu sáng; Đào tạo các kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành Điện – điện tử,…
4. Cơ sở vật chất
Bộ môn Kỹ thuật Điện hiện đang quản lý 1 phòng thí nghiệm Vật lý đại cương, 7 phòng thí nghiệm chuyên ngành đã được đầu tư với các thiết bị Điện – Điện tử hiện đại nhập khẩu từ Canada, Đức, Trung Quốc phục vụ cho các học phần thí nghiệm chuyên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử và 1 Xưởng thực hành Điện để sinh viên thực tập tại chổ. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng qui mô đào tạo hiện tại và tương lai theo đúng tiêu chuẩn quy định. Cơ sở vật chất và hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại là cơ sở quan trọng cho sinh viên được thực hành nghề nghiệp trong quá trình học tập đáp ứng nhu cầu công việc sau khi ra trường.
- Phòng Thí nghiệm Kỹ thuật điện
- Phòng Thí nghiệm Đo lường và Điện tử cơ bản
- Phòng Thí nghiệm Khí cụ điện
- Phòng Thí nghiệm Truyền động điện
- Phòng Thí nghiệm Điều khiển số và lập trình PLC
- Phòng Thí nghiệm đo lường điện
- Xưởng Thực tập công nhân
- Phòng Thí nghiệm vật lý đại cương
5. Chuyên ngành đào tạo
Hệ chính quy:
- Ngành Kỹ thuật điện – điện tử.
Hệ sau đại học:
- Ngành Kỹ thuật điện – điện tử
Chương trình sắp đào tạo:
- Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Văn bằng 2: Ngành kỹ thuật điện – điện tử
- Liên thông đại học: Ngành Kỹ thuật điện – điện tử
6. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Hoạt động NCKH là điểm mạnh nổi bật của cán bộ Bộ môn Kỹ thuật Điện hiện nay. Trong các năm qua, cán bộ giảng viên Bộ môn đã tích tham gia nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ và đã có 28 bài báo được đăng gồm 2 bài báo trong nước và 26 bài báo quốc tế và đã có 01 bằng sáng chế cho mô hình hữu ích mang tên “Hệ thống cơ điện mô đun pin mặt trời” do Liên Bang Nga cấp năm 2013. Các công trình này được thực hiện chủ yếu bằng các hoạt động hợp tác quốc tế của đội ngũ cán bộ trong Bộ môn với các trường đại học nước ngoài. Ngoài ra, trong giai đoạn 2010 – 2016 có 2 đề tài cấp Đại học Huế, 3 đề tài cấp cơ sở Phân hiệu đang thực hiện. Các đề tài này tập trung nghiên cứu lĩnh vực Điện, Điện tử và Vật liệu.
Tại Phân hiệu, cán bộ và sinh viên của Bộ môn đã thực hiện được 05 đề tài cấp cơ sở Phân hiệu, các đề tài nghiên cứu được nghiệm thu và đánh giá có chất lượng, mang tính thực tiễn tốt.
Bộ môn đã tham gia các sản phẩm khoa học công nghệ bao gồm các lĩnh vực thuộc các chuyên ngành điện, điện tử, vật liệu mới tại hội nghị triễn lãm khoa học công nghệ do Đại học Huế tổ chức giai đoạn 2011-2015.
Ngoài hoạt động NCKH, các hoạt động chuyên đề và semina đã được Bộ môn duy trì, tổ chức thực hiện với số lượng ngày càng tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao và hiệu quả ngày càng thiết thực với hoạt động đào tạo, bổ trợ kiến thức. Bộ môn đã tập hợp các bài viết hay điển hình của các buổi semina và các công trình nghiên cứu trong từng năm học để hình thành tập san Kỹ thuật Điện – Điện tử, có 01 tập đã ra mắt và lưu hành nội bộ.
7. Hợp tác quốc tế:
Hợp tác tác quốc tế góp phần tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Phân hiệu. Thông qua hợp tác quốc tế, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học được tăng cường rõ rệt. Nhận thấy tầm quan trọng đó, trong những năm vừa qua, Bộ môn Kỹ thuật Điện đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cử giảng viên đi làm nghiên cứu sinh theo dạng Hiệp định với các trường đại học quốc tế gồm: Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula, Nga; Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus nhằm hợp tác đào tạo giảng viên trẻ ở trình độ Tiến sĩ. Trong thời gian đó với sự phấn đấu và nổ lực không ngừng, các giảng viên tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế chuyên ngành khoa học và đã có 26 bài báo và 1 bằng sáng chế đã được đăng và được chấp nhận đăng trên các tạp chí quốc tế.
Bộ môn còn giao lưu và mời các chuyên gia, giảng viên nước ngoài về giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên cũng như giảng viên; cử cán bộ tham gia khóa học Thực tập sinh chuyên ngành khoa học cho giảng viên ở Belarus nhằm mở rộng thêm mối quan hệ ngày càng thân thiết gắn bó hơn và thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy.
Gần đây nhất Bộ môn có phối hợp với trường Đại học Hawai Hoa kỳ với mục đích phát triển lành mạnh cho giới trẻ dựa trên nên tảng của Kỹ năng sống do PGS. TS. Lê Ngọc Thảo và Tiến sĩ Lê Kim Phượng giảng dạy; phối hợp với Hội Phenix với phương thức thiết kế dự án theo khuynh hướng trách nhiệm và bổn phận làm người do Giáo sư, Tiến sĩ kongKéo DOUANGPHRACHANDR giảng dạy.
Đến nay, Bộ môn Kỹ thuật Điện có mối quan hệ rất tốt với các trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula, Nga, Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus, Đại học New Zealand, Đại học Hawai Hoa Kỳ và Hội Phenix.
Trong tương lai Bộ môn sẽ triển khai một số hoạt động như hình thành mạng lưới cộng tác viên về Hợp tác Quốc tế theo hướng chủ động, tranh thủ các cơ hội phát triển các dự án hợp tác, lập kế hoạch và quản lý các dự án cho đội ngũ cộng tác, xây dựng tổ chức các lớp, các khóa học bằng tiếng Anh tại Bộ môn. Bộ môn không ngừng phấn đấu, tổ chức triển khai mở rộng thêm các mối quan hệ Hợp tác Quốc tế hiện có cũng như tìm kiếm thêm một số dự án mới nhằm tăng cường đào tạo quốc tế cho các giảng viên ở trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, đẩy mạnh trao đổi học thuật, trao đổi tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học của giảng viên, sinh viên.
8. Thông tin liên hệ:
Bộ môn Kỹ thuật điện - Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.
Văn phòng: Tầng 1, nhà Hiệu bộ, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.
Địa chỉ: Đường Điện Biên Phủ, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Điện thoại: 0949.778.345 (Đ/c Phan Thị Hồng Phượng-Phó trưởng Bộ môn)
Giảng viên và sinh viên bộ môn Kỹ thuật Điện
Hội thảo chuyên đề định kỳ hàng tháng của Bộ môn Kỹ thuật Điện
Giảng viên và sinh viên bộ môn Kỹ thuật Điện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
|
|
|
![]() |
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên năm 2016 |
|
|
|
Sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2016 |